ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

1. Hệ chính quy Công nghệ thông tin

Học sinh được tuyển qua kì thi quốc gia, trong quá trình học tập sẽ phải qua các giai đoạn : Giai đoạn học chung đại cương, Giai đoạn học cơ sở ngành, Giai đoạn học chuyên ngành

Chưong trình học này phải tuân theo chương trình khung chung của nhà trường,

Từ K51 (tuyển sinh 2006) trở về trước, đào tạo theo niên chế, từ K52 (tuyển sinh 2007) trở đi, đào tạo theo hình thức tín chỉ.

Xem chi tiết Cấu trúc chương trình đào tạo tại đây .

Các ngành đào tạo:

1. Khoa học máy tính: cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng thực hành về khoa học máy tính, đào tạo sinh viên trở thành cán bộ khoa học có khả năng nghiên cứu phát triển cơ sở lý thuyết, xây dựng, phân tích và tổng quan các vấn đề mới về máy tính, cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ lập trình, thuật toán và cấu trúc dữ liệu, cũng như việc phát triển các ứng dụng của lĩnh vực này.tập trung vào các nội dung chính sau đây: Các ngôn ngữ, kỹ thuật lập trình thông dụng và tiên tiến; Các mô hình tính toán tiên tiến : song song, phân tán, lưới,…; Trí tuệ nhân tạo và các hệ thống dựa trên tri thức.

2. Kỹ thuật máy tính: đào tạo các kỹ sư có kiến thức chuyên sâu về lý thuyết và khả năng thực hành cao, cả về phần cứng lần phần mềm để có đủ năng lực làm việc trong các lĩnh vực sản xuất phần cứng và phần mềm, công nghệ bưu chính viễn thông, phát thanh truyền hình, điều khiển; cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng thực hành về kỹ thuật máy tính, tập trung vào các nội dung chính sau đây: Thiết kế các hệ thống máy tính và mạng truyền thông; Phát triển các hệ thống nhúng chuyên dụng và đa dụng; Các kỹ thuật xử lý ảnh và tiếng nói;

3. Hệ thống thông tin: đào tạo kỹ sư hệ thống thông tin có khả năng phân tích, thiết kế, triển khai và nghiên cứu phát triển các hệ thống thông tin ứng dụng (các hệ thống thông tin quản lý, các hệ tư vấn, trợ giúp quyết định, …); cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng thực hành về các hệ thống thông tin trên máy tính, tập trung vào các nội dung chính sau đây: Tài nguyên của các hệ thống thông tin bao gồm thông tin, dữ liệu và tri thức với các khuôn dạng khác nhau, các đặc tính và các mô hình biểu diễn khác nhau, …, các kỹ thuật, công nghệ xây dựng hệ thống thông tin, bao gồm cả nền phần cứng, phần mềm, ngôn ngữ, …các loại hệ thống thông tin thông dụng hiện nay, đi sâu vào mục đích xử lý công việc, các tác nhân của hệ thống, tổ chức xây dựng hệ thống, …

4. Kỹ thuật phần mềm: đào tạo kỹ sư phần mềm có kiến thức và kỹ năng phát triển và quản lý điều hành các dự án phần mềm, thích hợp làm việc tại các công ty tin học Việt Nam hoặc quản lý các hệ thống phần mềm tại các nhà máy, doanh nghiệp. Ngành Kỹ thuật phần mềm cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng thực hành về công nghệ và công nghiệp phần mềm, tập trung vào các nội dung chính sau đây: Phân tích, thiết kế, chế tác, triển khai và bảo trì các hệ thống phần mềm cũng như nghiên cứu, phát triển công cụ và ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ phần mềm; Xây dựng và quản lý các dự án phần mềm; Kỹ năng làm việc và lãnh đạo nhóm phát triển phần mềm.

5. Truyền thông và Mạng máy tính: đào tạo kỹ sư Truyền thông và mạng máy tínhcó khả năng thiết kế, khai thác triển khai và nghiên cứu phát triển các công nghệ mạng máy tính, các hệ thống truyền thông dữ liệu, truyền thông đa phương tiện và phát triển các dịch vụ truyền thông trên mạng Internet, mạng truyền thông di động. Ngành Truyền thông và Mạngmáy tính cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng thực hành về các hệ thống truyền thông và mạng máy tính, tập trung vào các nội dung chính sau đây: thiết kế, triển khai và quản trị các hệ thống truyền thông và mạng máy tính, nghiên cứu, phát triển các dịch vụ thông tin trên mạng, các mô hình tính toán phân tán, nghiên cứu tiếp cận các công nghệ mạng mới : NGN, mạng di động, thông tin vệ tinh,…

6. Công nghệ thông tin: Trường ĐHBK HN được Chính phủ và Bộ Giáo dục và đào tạo giao thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển đào tạo đại học và sau đại học về CNTT&TT hợp tác giữa Việt Nam – Nhật Bản. Trong Dự án đã xây dựng chương trình đào tạo kỹ sư CNTT theo chuẩn quốc tế ITSS/ETSS được Nhật Bản và nhiều quốc gia khác công nhận. Sinh viên tham dự chương trình sẽ được giảng dạy bởi các giáo sư, tiến sĩ, các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm của Trường ĐHBK HN và các tập đoàn công nghệ lớn với điều kiện học tập hiện đại, chương trình giảng dạy tiên tiến, cập nhật theo chuẩn quốc tế, toàn bộ các môn học chuyên ngành được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh (với chương trình tiếng Anh), hoặc bằng tiếng Việt với giáo trình bằng tiếng Anh và đào tạo bổ sung tiếng Nhật. Trong chương trình, sinh viên được tăng cường thời lượng thực hành về CNTT&TT và các kỹ năng mềm khác. Những sinh viên xuất sắc có cơ hội nhận được học bổng của trường và các doanh nghiệp.

Nhu cầu xã hội của các ngành mà đơn vị đào tạo:

Với nền tảng kiến thức vừa rộng và sâu như trên, sau khi tốt nghiệp sinh viên tùy theo định hướng nghề nghiệp của mình có thể làm việc với nhiều vị trí khác nhau theo nhu cầu của xã hội, như tại các trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ quan, doanh nghiệp trong nước và quốc tế. 100% sinh viên có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp; 8 % sinh viên tìm được các học bổng có giá trị tiếp tục học tập sau đại học tại nước ngoài trong năm đầu tiên sau tốt nghiệp. một sốsinh viên đã thành lập các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT và trở thành các doanh nhân thành đạt.

CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC BIỆT THUỘC VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Chương trình CNTT-TT Việt – Nhật Chương trình CNTT-TT theo chuẩn quốc tế ITSS/ETSS
Mục tiêu Xây dựng chương trình đào tạo CNTT&TT theo chuẩn kỹ năng CNTT Nhật Bản, góp phần đào tạo đội ngũ kỹ sư có trình độ cao và kỹ năng vững, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường phần mềm Việt Nam nói riêng cũng như thị trường phần mềm thế giới nói chung. Xây dựng chương trình đào tạo CNTT&TT theo chuẩn kỹ năng CNTT Nhật Bản, góp phần đào tạo đội ngũ kỹ sư có trình độ cao và kỹ năng vững, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường phần mềm Việt Nam nói riêng cũng như thị trường phần mềm thế giới nói chung.
Đặc điểm Chương trình giảng dạy tiên tiến, cập nhật theo chuẩn kỹ năng CNTT của Nhật Bản.

Giảng dạy và học tập bằng tiếng Việt, các môn chuyên ngành sử dụng giáo trình tiếng Anh

Học thêm tiếng Nhật

Chương trình giảng dạy tiên tiến, cập nhật theo các chuẩn kỹ năng CNTT quốc tế

Giảng dạy và học tập các môn chuyên ngành hoàn toàn bằng tiếng Anh (kể cả giáo trình)

Ngành học CNTT CNTT
Điều kiện học tập – Điều kiện học tập như môi trường giáo dục ĐH tại Nhật Bản và các nước tiên tiến

– Đội ngũ giảng viên giỏi, phương pháp giảng dạy tiên tiến

– Tăng cường thời lượng thực hành về CNTT &TT và các kỹ năng mềm khác.

– Sinh viên được ưu tiên tham gia nghiên cứu khoa học, được học tiếng Anh bổ sung

– Nhiều cơ hội học bổng trong và ngoài nước (trong khi học và sau khi học)

– Điều kiện học tập như môi trường giáo dục ĐH tại Nhật Bản và các nước tiên tiến

– Đội ngũ giảng viên giỏi, phương pháp giảng dạy tiên tiến

– Tăng cường thời lượng thực hành về CNTT &TT và các kỹ năng mềm khác.

– Sinh viên được ưu tiên tham gia nghiên cứu khoa học, được học tiếng Anh bổ sung

– Nhiều cơ hội học bổng trong và ngoài nước (trong khi học và sau khi học)

2.Kỹ sư bằng 2

Đây là loạI hình đào tạo kỹ sư công nghệ thông tin cho những người đã có một bằng đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Học viên học tập trung liên tục, hai năm rưỡi, học ngoài giờ hành chính. Cấp bằng tốt nghiệp: Kỹ sư chính quy bằng thứ hai

Đối tượng chuyển thẳng:
Những người có bằng đại học chính quy ĐHBK Hà Nội
Những người tốt nghiệp Chương trình hợp tác quốc tế được cấp bằng đại học ĐHBK Hà Nội phải có điểm thi đầu vào ≥ điểm chuẩn tuyển sinh đại học của Trường năm học tương ứng

Đối tượng phải học bổ túc kiến thức và thi đầu vào: Những người có bằng đại học thứ nhất hệ chính quy 4-5 năm của tất cả các trường, viện đại học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. Với đối tượng tốt nghiệp các trường, viện đại học ngoài công lập phải có thêm các điều kiện:
Điều kiện xếp hạng đại học thứ nhất từ khá trở lên
Điều kiện ngành tốt nghiệp: Đối tượng đăng ký học ngành công nghệ thông tin phải tốt nghiệp bằng 1 các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, kinh tế.

Thời gian nộp hồ sơ và khai giảng:
Đợt 1 hàng năm: nhận hồ sơ từ ngày 2/2 đến ngày 2/3, khai giảng ngày 2/3
Đợt 2 hàng năm: nhận hồ sơ từ ngày 1/6 đến ngày 30/6, khai giảng ngày 1/7
Đợt 3 hàng năm: nhận hồ sơ từ ngày 15/9 đến ngày 19/10, khai giảng ngày 20/10br /

QR Code

Leave a Reply