CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ
Tên chương trình: | Chương trình đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành “Kỹ thuật máy tính“ |
Trình độ đào tạo: | Tiến sĩ |
Chuyên ngành đào tạo: | Kỹ thuật máy tính, Computer Engineering |
Mã chuyên ngành: | 61520214 |
1. Mục tiêu đào tạo
1.1 Mục tiêu chung
Đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật máy tính có trình độ chuyên môn sâu cao về lĩnh vực Kỹ thuật máy tính, có khả năng nghiên cứu và lãnh đạo nhóm nghiên cứu các lĩnh vực của chuyên ngành, có tư duy khoa học, có khả năng tiếp cận và giải quyết các vấn đề khoa học chuyên ngành, có khả năng trình bày – giới thiệu các nội dung khoa học, đồng thời có khả năng đào tạo các bậc Đại học và Cao học.
1.2 Mục tiêu cụ thể
Sau khi đã kết thúc thành công chương trình đào tạo, Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật máy tính:
· Có khả năng phát hiện và trực tiếp giải quyết các vấn đề khoa học thuộc các lĩnh vực Kỹ thuật máy tính,
· Có khả năng dẫn dắt, lãnh đạo nhóm nghiên cứu thuộc các lĩnh vực Kỹ thuật máy tính,
· Có khả năng nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các giải pháp công nghệ thuộc các lĩnh vực nói trên trong thực tiễn.
· Có khả năng cao để trình bầy, giới thiệu (bằng các hình thức bài viết, báo cáo hội nghị, giảng dậy đại học và sau đại học) các vấn đề khoa học thuộc hai lĩnh vực nói trên.
2. Thời gian đào tạo
· Hệ tập trung liên tục: 3 năm liên tục đối với NCS có bằng ThS, 4 năm đối với NCS có bằng ĐH.
· Hệ không tập trung liên tục: NCS có văn bằng ThS đăng ký thực hiện trong vòng 4 năm đảm bảo tổng thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường là 3 năm và 12 tháng đầu tiên tập trung liên tục tại Trường.
3. Khối lượng kiến thức
Khối lượng kiến thức bao gồm khối lượng của các học phần Tiến sĩ và khối lượng của các học phần bổ sung được xác định cụ thể cho từng loại đối tượng tại mục 4.
· NCS đã có bằng ThS: tối thiểu 8 tín chỉ + khối lượng bổ sung (nếu có).
· NCS mới có bằng ĐH: tối thiểu 8 tín chỉ + 28 tín chỉ (không kể luận văn) của Chương trình Thạc sĩ Khoa học ngành “Kỹ thuật máy tính và Truyền thông”, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Đối với NCS có bằng ĐH của các hệ 4 hoặc 4,5 năm (theo quy định) sẽ phải thêm các học phần bổ sung của Chương trình Thạc sĩ Khoa học ngành “Kỹ thuật máy tính và truyền thông”, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.
4. Đối tượng tuyển sinh
Đối tượng tuyển sinh là các thí sinh đã có bằng Thạc sĩ với chuyên ngành tốt nghiệp phù hợp (đúng ngành) hoặc gần phù hợp với chuyên ngành Kỹ thuật máy tính. Chỉ tuyển sinh mới có bằng ĐH với ngành tốt nghiệp phù hợp. Mức độ phù hợp hoặc gần phù hợp với chuyên ngành Kỹ thuật máy tính, được định nghĩa cụ thể ở mục 4.1 sau đây.
4.1 Định nghĩa
· Ngành phù hợp: Là những hướng đào tạo chuyên sâu thuộc ngành “Công nghệ Thông tin” và ngành “Kỹ thuật máy tính và Truyền thông” của chương trình đào tạo đại học trường ĐHBK HN, các chuyên ngành thuộc ngành Công nghệ thông tin của các trường đại học khác (như Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, Truyền thông và Mạng maý tính, Kỹ thuật máy tính).
· Ngành gần phù hợp: Ngành “Toán tin” và “Điện tử viễn thông” của chương trình đào tạo đại học trường ĐHBK HN (các chuyên ngành sâu Đảm bảo Toán học cho máy tính và hệ thống tính toán, Toán Tin ứng dụng) và các trường đại học khác
4.2 Phân loại đối tượng ngành phù hợp
· Có bằng ThS Khoa học của ĐH Bách Khoa Hà Nội với ngành tốt nghiệp cao học đúng với chuyên ngành Tiến sĩ. Đây là đối tượng không phải tham gia học bổ sung, gọi tắt là đối tượng A1.
· Có bằng tốt nghiệp Đại học loại xuất sắc với ngành tốt nghiệp đúng với chuyên ngành Tiến sĩ. Đây là đối tượng phải tham gia học bổ sung hoàn thành các môn học của chương trình đào tạo thạc sỹ khoa học chuyên ngành Kỹ thuật máy tính của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, gọi tắt là đối tượng A2.
· Có bằng ThS đúng ngành, nhưng không phải là ThS Khoa học của ĐH Bách Khoa Hà Nội hoặc có bằng ThS tốt nghiệp ngành gần phù hợp. Đây là đối tượng phải tham gia học bổ sung, gọi tắt là đối tượng A3.
5. Quy trình đào tạo, điều kiện công nhận đạt
· Quy trình đào tạo được thực hiện theo học chế tín chỉ, tuân thủ Quy định 1035/2011 về tổ chức và quản lý đào tạo sau đại học của ĐH Bách Khoa Hà Nội.
· Các học phần bổ sung phải đạt mức điểm C trở lên (xem mục 6).
· Các học phần Tiến sĩ phải đạt mức điểm B trở lên (xem mục 6).
6. Thang điểm
Khoản 6a Điều 62 của Quy định 1035/2011 quy định:
Việc chấm điểm kiểm tra – đánh giá học phần (bao gồm các điểm kiểm tra và điểm thi kết thúc học phần) được thực hiện theo thang điểm từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân sau dấu phẩy. Điểm học phần là điểm trung bình có trọng số của các điểm kiểm tra và điểm thi kết thúc (tổng của tất cả các điểm kiểm tra, điểm thi kết thúc đã nhân với trọng số tương ứng của từng điểm được quy định trong đề cương chi tiết học phần).
Điểm học phần được làm tròn đến một chữ số thập phân sau dấu phẩy, sau đó được chuyển thành điểm chữ với mức như sau:
· Điểm số từ 8,5 – 10 chuyển thành điểm A (Giỏi)
· Điểm số từ 7,0 – 8,4 chuyển thành điểm B (Khá)
· Điểm số từ 5,5 – 6,9 chuyển thành điểm C (Trung bình)
· Điểm số từ 4,0 – 5,4 chuyển thành điểm D (Trung bình yếu)
· Điểm số dưới 4,0 chuyển thành điểm F (Kém)
7. Nội dung chương trình
7.1 Cấu trúc
Cấu trúc chương trình đào tạo trình độ Tiến sĩ gồm có 3 phần như bảng sau đây.
Phần | Nội dung đào tạo | A1 | A2 | A3 |
1 | HP bổ sung | 0 | CT ThS KH | ³ 4TC |
HP TS | 8TC | |||
2 | TLTQ | Thực hiện và báo cáo trong năm học đầu tiên | ||
CĐTS | Tổng cộng 3 CĐTS, mỗi CĐTS 2TC | |||
3 | NC khoa học | |||
Luận án TS |
Lưu ý:
· Số TC qui định cho các đối tượng trong là số TC tối thiểu NCS phải hoàn thành.
· Đối tượng A2 phải thực hiện toàn bộ các học phần qui định trong chương trình ThS Khoa học của ngành tương ứng, không cần thực hiện luận văn ThS.
. Các HP bổ sung được lựa chọn từ chương trình đào tạo Thạc sĩ của ngành đúng chuyên ngành Tiến sĩ.
. Việc qui định số TC của HP bổ sung cho đối tượng A3 do người hướng dẫn (NHD) quyết định dựa trên cơ sở đối chiếu các học phần trong bảng kết quả học tập ThS của thí sinh với chương trình ThS hiện tại của ngành đúng chuyên ngành Tiến sĩ nhưng phải đảm bảo số TC tối thiểu trong bảng.
. Các HP TS được NHD đề xuất từ chương trình đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ của trường nhằm trang bị kiến cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu cụ thể của LATS.
7.2 Học phần bổ sung
Các học phần bổ sung được mô tả trong quyển “Chương trình đào tạo Thạc sĩ” ngành “Kỹ thuật máy tính và Truyền thông” hiện hành của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.
NCS phải hoàn thành các học phần bổ sung trong thời hạn 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận là NCS.
7.3. Học phần Tiến sĩ
7.3.1 Danh mục học phần Tiến sĩ
TT | MÃ SỐ | TÊN HỌC PHẦN | GIẢNG VIÊN | TÍN CHỈ | KHỐI LƯỢNG |
1 | IT7710 | Các chủ đề tiên tiến trong kiến trúc máy tính Advanced Topics in Computer Architecture |
TS. Nguyễn Kim Khánh PGS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Lan |
3 | 3(2-2-0-6) |
2 | IT7741 | Các chủ đề tiên tiến trong xử lý tín hiệu số Advanced Topics in Digital Signal Processing |
PGS. TS Trịnh Văn Loan TS. Nguyễn Hồng Quang |
3 | 3(2-2-0-6) |
3 | IT7xxx | Xử lý dữ liệu trong các hệ thống định vị vệ tinh Data processing in global navigation satellite systems |
TS. Lã Thế Vinh TS. Tạ Hải Tùng |
3 | 3(2-2-0-6) |
4 | IT7xxx | Mô hình hóa và thiết kế hệ thống nhúng Embedded System Modelling and Design |
TS. Nguyễn Kim Khánh TS. Ngô Lam Trung TS. Lã Thế Vinh |
3 | 3(2-2-0-6) |
5 | IT7xxx | Nhận dạng đối tượng trong môi trường thực Object Recognition in Real-life Environment |
TS. Ngô Lam Trung TS. Lã Thế Vinh |
3 | 3(2-2-0-6) |
6 | IT7xxx | Nhận dạng và tìm kiếm thông tin trong dữ liệu tiếng nói Recognition and Information Searching in Speech Data |
TS. Nguyễn Hồng Quang PGS. TS. Trịnh Văn Loan |
3 | 3(2-2-0-6) |